Là một Content Writer chắc hẳn sẽ có lúc bạn phải viết các bài viết PR. Vậy bài viết PR là bài viết như thế nào? Có các dạng bài viết PR nào và làm sao để có thể triển khai các bài viết PR một cách ấn tượng và độc đáo? Để giúp cho bạn có thêm những thông tin về một cách viết một bài editorial mẫu thì bài viết này Seongon sẽ tổng hợp cho bạn những bài editorial mẫu độc đáo nhất!
Bài viết PR là gì?
Bài viết PR là bài viết được các Content writer sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cùng với các hình ảnh kèm theo để giới thiệu sản phẩm/ hoạt động của doanh nghiệp. Khác với các bài viết chuẩn SEO, bài viết quảng cáo thông thường thì những bài viết PR lại mang đến cho người đọc những thông tin hấp dẫn, bổ ích, tạo ra sự khách quan và đáng tin cậy cho người đọc. Bên cạnh đó, những bài viết PR là những bài viết khách quan khi mượn tiếng nói của báo chí để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Phân biệt những dạng bài PR mà người viết content nên biết
Khác với các bài viết dạng quảng cáo, bài viết PR có nhiều dạng bài khác nhau để các content writer có thể dễ dàng sáng tạo và lựa chọn những mẫu bài phù hợp cho chiến lược marketing của mình. Bài viết PR có 3 dạng bài PR cơ bản như sau:
1. Dạng bài PR – Advertorial
Dạng bài PR – Advertorial là dạng bài do các Copywriter của doanh nghiệp viết và được biên tập lại bởi các biên tập viên. Các bài viết Advertorial thường được kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động hoặc có chứa các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp đến với khách hàng.
2. Dạng bài biên tập editorial
Khác với dạng bài advertorial, dạng Editorial thường mang các thông tin có tính thời sự với nội dung thu hút, lôi cuốn và kèm theo các yếu tố bất ngờ để mang đến những nội dung có giá trị cảm xúc cho độc giả. Bài viết dạng editorial chứa mạch kể phù hợp với tổng thể tờ báo để khiến cho người đọc không nhận ra được dấu hiệu của quảng cáo trong bài viết.
3. Dạng bài phỏng vấn – testimonial
Testimonial được biết đến là dạng bài PR theo kiểu phỏng vấn hoặc là kiểm chứng. Các Content writer sẽ đưa ra những dẫn chứng từ các số liệu được thống kê để tiến hành phỏng vấn các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nhằm PR cho các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Ý tưởng độc đáo cho một bài editorial mẫu chất lượng
Để có một bài viết editorial chất lượng thì chắc chắn các copywriter cần phải lên ý tưởng độc đáo cho bài viết của mình. Với một bài viết PR chuyên nghiệp thì bạn cần phải nắm được những quy tắc, tiêu chuẩn chung để có thể đáp ứng được điều kiện “cần”. Đây cũng được coi là nền tảng để các copywriter có thể dễ dàng phát triển những nội dung sáng tạo.
Và để giúp cho những người mới bước chân vào ngành marketing nói chung cũng như những người làm copywriter nói riêng thì những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể xây dựng được những bài viết PR có giá trị cao, tạo tiền đề cho những bài viết sau đó:
- Đối với một bài viết editorial mẫu bạn cần phải xây dựng nội dung hợp thời, nắm bắt được những xu hướng mất của thị trường. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu biết đến doanh nghiệp của mình nhiều hơn. Và đồng thời thể hiện sự chủ động không ngừng thay đổi, tiếp cận thông tin mới để đón đầu xu hướng trong tương lai của doanh nghiệp.
- Các bài viết PR cần được thổi hồn cảm xúc vào bên trong đó để giúp cho độc giả không cảm thấy đây là một bài viết PR nhạt nhẽo. Hãy thêm yếu tố cảm xúc thông qua các tin tức, câu chuyện hấp dẫn sẽ khiến người đọc nhớ đến thương hiệu của bạn hơn.
- Bên cạnh đó, các bài viết PR cũng cần có những thông tin chính xác, đáng tin cậy để người đọc tin tưởng hơn vào thương hiệu cũng như những giá trị mà bài viết mang lại. Từ đó tạo cảm tình tốt từ khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu bạn đang quảng bá.
Trên đây là những lưu ý dành cho bạn khi xây dựng một bài viết PR giúp làm nổi bật giá trị thương hiệu và nâng tầm sản phẩm, khiến cho người đọc có thể lưu tâm đến thương hiệu của bạn.
Chiến lược thu hút khi viết bài editorial bằng công thức PAS
Một bài viết hay cần có những chiến lược giúp thu hút độc giả để có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Hãy thử xây dựng bài viết Editorial thông qua công thức PAS nhé! PAS là công thức gồm các yếu tố problem, Agitate, Solve.
- Problem: là yếu tố khiến cho người đọc cảm thấy đồng cảm về những vấn đề mà họ đang gặp phải giống với câu chuyện mà bạn kể. Từ đó, giúp cho bạn có thể dễ dàng kết nối với độc giả hơn.
- Agitate: Sau khi đưa ra các vấn đề trong câu chuyện bạn cần phải đẩy câu chuyện lên cao trào để nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cục có thể xảy ra với người dùng nếu như không được giải quyết.
- Solve: Và cuối cùng là những hướng giải quyết vấn đề kèm theo các giải pháp đi cùng. Bạn cũng nên lồng ghép vào đó các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để giúp khách hàng có giải pháp tối ưu.